Hướng Dẫn Cách Bảo Dưỡng Máy Uốn Đai Sắt Hiệu Quả

cach-bao-duong-may-uon-dai-sat-hieu-qua

Máy uốn đai sắt là một thiết bị không thể thiếu trong ngành xây dựng, chuyên dùng để uốn các loại đai sắt (tai dê) theo các kiểu đai hình dạng khác nhau như: hình tròn, hình vuông, đai có góc 45°,…. Thường thì các loại đai này được ứng dụng nhiều chủ yếu trong việc gia cố, đỡ kết cấu của bê tông cốt thép, tăng độ chịu lực và độ an toàn cho các công trình xây dựng hiện nay. Vậy cách bảo dưỡng máy uốn đai sắt như thế nào là hiệu quả nhất?

cach-bao-duong-may-uon-dai-sat-hieu-qua | Hướng Dẫn Cách Bảo Dưỡng Máy Uốn Đai Sắt Hiệu Quả Chi Tiết | máy uốn đai sắt, hướng dẫn cách bảo dưỡng máy uốn đai sắt hiệu quả, hướng dẫn cách bảo dưỡng máy uốn đai sắt, cách bảo dưỡng máy uốn đai sắt, cách bảo dưỡng máy uốn đai sắt hiệu quả, cách bảo dưỡng máy uốn đai sắt đúng cách

Tầm quan trọng của việc bảo dưỡng máy để duy trì hiệu suất và kéo dài tuổi thọ

Khác với việc tạo ra đaik sắt bằng thủ công, khi sử dụng máy uốn đai sắt tự động giúp tiết kiệm thời gian, công sức, và có độ chính xác cao đảm bảo đúng kích thước, hình dáng, luôn đáp ứng nhu cầu trong các công trình từ nhà dân dụng đến cao tầng và cầu đường.

Máy uốn đai sắt hoạt động liên tục trong môi trường xây dựng khắc nghiệt, phải chịu áp lực cao từ việc uốn thép cứng và chịu tải trọng lớn. Nếu không được bảo dưỡng đúng cách, máy dễ gặp hỏng hóc, gây gián đoạn công việc và làm tăng chi phí sửa chữa. Việc bảo dưỡng định kỳ giúp máy duy trì hiệu suất làm việc ổn định, đảm bảo uốn đai chính xác và nhanh chóng.

Quy trình bảo dưỡng máy uốn đai sắt hiệu quả

Làm sạch sẽ định kỳ

  • Tần suất kiểm tra: Việc kiểm tra và làm sạch máy uốn đai sắt nên được thực hiện theo chu kỳ đều đặn để đảm bảo máy hoạt động ổn định và không xảy ra sự cố bất ngờ.
  • Hàng ngày: Sau mỗi ngày làm việc, cần thực hiện kiểm tra sơ bộ để phát hiện kịp thời các sự cố nhỏ, đặc biệt là những bộ phận dễ bị mài mòn nhất hoặc luôn bị bụi bẩn.
  • Hàng tuần: Phải kiểm tra kỹ hơn, như làm sạch các bộ phận ở bên trong và ngoài máy, đặc biệt nên bôi trơn những điểm chuyển động thường xuyên của máy.
  • Hàng tháng: Tiến hành kiểm tra toàn diện các bộ phận cơ khí, hệ thống điện, đồng thời cân chỉnh lại máy nếu cần thiết.
  • Làm sạch bề mặt máy: Bụi bẩn, dầu mỡ tích tụ lâu ngày có thể gây ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động của máy và tăng nguy cơ hỏng hóc. Việc làm sạch định kỳ giúp duy trì sự bền bỉ và đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành.
  • Phương pháp làm sạch: Sử dụng khăn mềm hoặc cọ quét để loại bỏ bụi bẩn trên bề mặt máy. Đối với các vết dầu mỡ, có thể dùng chất tẩy rửa chuyên dụng để làm sạch mà không gây hại cho các bộ phận kim loại hoặc nhựa.
  • Những vị trí lưu ý cần làm sạch: Nên chú ý đến các khu vực như bánh răng, trục quay, cũng như các bề mặt tiếp xúc với sắt thép thường xuyên hoặc nơi dễ bám bẩn và dầu mỡ nhiều.

cach-bao-duong-may-uon-dai-sat-hieu-qua | Hướng Dẫn Cách Bảo Dưỡng Máy Uốn Đai Sắt Hiệu Quả Chi Tiết | máy uốn đai sắt, hướng dẫn cách bảo dưỡng máy uốn đai sắt hiệu quả, hướng dẫn cách bảo dưỡng máy uốn đai sắt, cách bảo dưỡng máy uốn đai sắt, cách bảo dưỡng máy uốn đai sắt hiệu quả, cách bảo dưỡng máy uốn đai sắt đúng cách

  • Kiểm tra các bộ phận chuyển động: Bộ phận chuyển động của máy uốn đai sắt như bánh răng, trục quay và pít-tông cần được kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo hoạt động trơn tru.
  • Loại bỏ vật cản: Kiểm tra xem có vật cản, sắt vụn hoặc mảnh thép nào kẹt trong các bộ phận chuyển động không.
  • Để ý và phát hiện kịp thời hỏng hóc: Khi phát hiện dấu hiệu chuyển động bất thường như tiếng ồn lạ hoặc máy rung lắc mạnh phải kiểm tra ngay.
      • Kiểm tra hệ thống điện
  • Dây điện và bảng điều khiển: Hệ thống điện đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của máy uốn đai sắt, do đó việc kiểm tra định kỳ dây điện và bảng điều khiển là rất cần thiết để đảm bảo an toàn và hiệu suất của máy.
  • Kiểm tra dây điện: Trước mỗi lần sử dụng, cần kiểm tra kỹ toàn bộ hệ thống dây điện của máy để phát hiện kịp thời các dấu hiệu đứt, hở hoặc hao mòn. Dây điện bị hư hỏng có thể gây ra chập cháy, làm gián đoạn công việc hoặc gây nguy hiểm cho người vận hành.
  • Bảo vệ dây điện: Nếu phát hiện dây điện bị đứt hoặc có dấu hiệu hỏng hóc, cần ngay lập tức thay thế hoặc bọc lại bằng băng keo cách điện…
  • Kiểm tra bảng điều khiển: Bảng điều khiển là bộ phận quan trọng giúp vận hành và điều chỉnh các chức năng của máy. Cần đảm bảo rằng các nút bấm, công tắc trên bảng điều khiển hoạt động bình thường, không bị kẹt hoặc phản ứng chậm. Đồng thời, làm sạch bảng điều khiển định kỳ để tránh bụi bẩn, dầu mỡ ảnh hưởng đến các chức năng của máy.
  • Chú ý đến an toàn điện: An toàn điện luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu trong việc bảo trì (bảo dưỡng) và vận hành máy uốn đai sắt thép, đặc biệt là những loại máy uốn đai sắt thép tự động. Việc kiểm tra các thiết bị bảo vệ điện định kỳ sẽ giúp phòng ngừa các sự cố điện và đảm bảo sự an toàn cho cả người sử dụng và máy.
  • Kiểm tra cầu chì và aptomat: Chú ý đến cầu chì và aptomat vì nó có chức năng bảo vệ máy khỏi các sự cố quá tải cũng như bị chập điện. Ngoải ra chúng ta cần kiểm tra xem các thiết bị này còn hoạt động tốt hay không, nên thay thế ngay khi phát hiện cầu chì cũng như aptomat bị lỗi trong quá trình hoạt động.
  • Thiết bị bảo vệ điện: Đảm bảo rằng tất cả các thiết bị bảo vệ điện, bao gồm hệ thống tiếp đất và các bộ phận cách điện. Điều này giúp tránh tình trạng rò rỉ điện, gây nguy hiểm cho người vận hành.
  • Tắt nguồn khi bảo dưỡng: Khi thực hiện kiểm tra hoặc bảo dưỡng máy, luôn phải tắt nguồn điện và rút phích cắm để đảm bảo an toàn tuyệt đối.

cach-bao-duong-may-uon-dai-sat-hieu-qua | Hướng Dẫn Cách Bảo Dưỡng Máy Uốn Đai Sắt Hiệu Quả Chi Tiết | máy uốn đai sắt, hướng dẫn cách bảo dưỡng máy uốn đai sắt hiệu quả, hướng dẫn cách bảo dưỡng máy uốn đai sắt, cách bảo dưỡng máy uốn đai sắt, cách bảo dưỡng máy uốn đai sắt hiệu quả, cách bảo dưỡng máy uốn đai sắt đúng cách

  • Nên bôi trơn các bộ phận chuyển động trong máy
  • Việc bôi trơn rất quan trọng: Vấn đề bôi trơn là một phần cũng không kém phần quan trọng trong việc bảo trì máy uốn đai sắt thép, chú ý đến các bộ phận chuyển động như bánh răng, trục quay, và các pít-tông. Quá trình này giúp giảm ma sát giữa các bề mặt kim loại khi chúng chuyển động, từ đó:
  • Giảm mài mòn: Bôi trơn giúp tránh hiện tượng mài mòn do ma sát giữa các bộ phận, bảo vệ các chi tiết cơ khí không bị hư hỏng sớm.
  • Tăng hiệu suất làm việc: Khi các bộ phận chuyển động một cách mượt mà, máy hoạt động nhanh chóng và chính xác hơn, từ đó nâng cao hiệu suất sản xuất.
  • Tuổi thọ của máy uốn sắt: Thường xuyên bôi trơn các vấn đề trên sẽ giúp các bộ phận có độ bền hơn, qua đó giảm thiểu được chi phí sửa chữa và thay thế, chính vì vậy mà máy có thể kéo dài tuổi thọ.
  • Chọn loại dầu bôi trơn phù hợp: Nên sử dụng dầu nhớt chuyên dụng: Loại dầu nhớt công nghiệp, đặc biệt là các loại có khả năng chịu tải và nhiệt cao, là lựa chọn tốt nhất cho máy uốn đai sắt. Chúng giúp duy trì độ mượt mà của các bộ phận ngay cả khi máy hoạt động trong môi trường khắc nghiệt.
  • Khả năng chịu nhiệt và chống ăn mòn: Chọn loại dầu có khả năng chống oxi hóa, chống ăn mòn và bảo vệ máy khỏi các yếu tố môi trường như bụi bẩn, ẩm mốc.

huong-dan-cach-bao-duong-may-uon-dai-sat | máy uốn đai sắt, hướng dẫn cách bảo dưỡng máy uốn đai sắt hiệu quả, hướng dẫn cách bảo dưỡng máy uốn đai sắt, cách bảo dưỡng máy uốn đai sắt, cách bảo dưỡng máy uốn đai sắt hiệu quả, cách bảo dưỡng máy uốn đai sắt đúng cách

  • Cách bôi trơn: Quy trình bôi trơn cần tuân theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất để đảm bảo máy hoạt động tốt và tránh tình trạng bôi trơn quá mức hoặc không đủ.
  • Bôi trơn bánh răng: Sử dụng một lượng dầu vừa đủ cho các bánh răng, đảm bảo dầu phủ đều bề mặt nhưng không tràn ra ngoài gây dư thừa hoặc nhiễm bẩn.
  • Kiểm tra trục quay và pít-tông: Nên chú ý các bộ phận này cần được bôi trơn (thay nhớt) định kỳ nhằm để tránh tình trạng bị kẹt cứng, lắc… khi máy vận hành. Hãy kiểm tra mức độ dầu bôi trơn thường xuyên và bổ sung khi cần.
  • Tần suất bôi trơn: Thực hiện bôi trơn định kỳ theo lịch trình bảo dưỡng đã được đề xuất bởi nhà sản xuất, thường là sau mỗi 100-200 giờ hoạt động của máy hoặc theo điều kiện thực tế làm việc.
  • Kiểm tra và thay thế phụ tùng mòn
  • Các phụ tùng dễ bị mòn: Trong quá trình sử dụng máy uốn đai sắt, một số phụ tùng sẽ chịu tải trọng và áp lực lớn, do đó dễ bị hao mòn theo thời gian. Những phụ tùng này bao gồm:
  • Bánh răng: Là bộ phận chuyển động quan trọng trong quá trình uốn đai. Bánh răng hoạt động liên tục dưới áp lực cao, do đó có thể bị mài mòn hoặc sứt mẻ.
  • Lưỡi cắt: Bộ phận này phụ trách việc cắt sắt thép theo kích thước, do đó mà lưỡi cắt phải thường tiếp xúc với các vật liệu cứng (sắt, thép), rất dễ bị cùn hoặc có thể gãy sau một thời gian sử dụng lâu dài.
  • Dây đai: Dây đai hoạt động để truyền lực giữa các bộ phận chuyển động của máy, thường bị giãn hoặc mòn theo thời gian, làm giảm hiệu quả vận hành.
  • Dấu hiệu nhận biết phụ tùng hư hỏng: Để đảm bảo máy hoạt động ổn định và tránh hỏng hóc nghiêm trọng, cần kiểm tra các dấu hiệu cảnh báo về sự mòn hoặc hỏng hóc của phụ tùng:
  • Âm thanh bất thường: Nếu máy phát ra tiếng kêu lạ, rít hoặc ồn hơn so với bình thường, có thể do bánh răng hoặc dây đai bị mòn, dẫn đến sự ma sát không đều.
  • Rung lắc mạnh: Khi máy rung lắc mạnh hơn trong quá trình vận hành, có khả năng là các bánh răng hoặc dây đai đã bị giãn hoặc lỏng, cần thay thế ngay.
  • Hiệu suất giảm: Khi nhận thấy máy uốn đai sắt hoạt động chậm hơn, khó khăn trong việc uốn hoặc cắt, đây có thể là dấu hiệu lưỡi cắt bị cùn hoặc các bộ phận chuyển động bị hao mòn.
  • Lên lịch thay thế các phụ tùng: Nhầm giúp máy tăng tuổi thọ thì chúng ta cần phải có lịch trình kiểm tra cũng như thay thế các phụ tùng định kỳ.

cach-bao-duong-may-uon-dai-sat-hieu-qua | Hướng Dẫn Cách Bảo Dưỡng Máy Uốn Đai Sắt Hiệu Quả Chi Tiết | máy uốn đai sắt, hướng dẫn cách bảo dưỡng máy uốn đai sắt hiệu quả, hướng dẫn cách bảo dưỡng máy uốn đai sắt, cách bảo dưỡng máy uốn đai sắt, cách bảo dưỡng máy uốn đai sắt hiệu quả, cách bảo dưỡng máy uốn đai sắt đúng cách

  • Bánh răng: Nên kiểm tra tình trạng bánh răng hàng tháng và thay thế sau khoảng 6-12 tháng sử dụng tùy vào cường độ làm việc của máy.
  • Lưỡi cắt: Nên thường xuyên kiểm tra độ sắc của lưỡi cắt, sử dụng liên tục sau 3-6 tháng.
  • Dây đai: Kiểm tra độ căng của dây đai hàng tuần để đảm bảo dây không bị giãn quá mức.

Các lưu ý khi bảo dưỡng máy uốn đai sắt

Phải tuân thủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất máy bẻ đai Chiho

Thực hiện theo đúng hướng dẫn sử dụng và bảo dưỡng: Khi thực hiện bảo dưỡng máy uốn đai sắt, điều quan trọng là phải tuân thủ đúng các quy trình của nhà sản xuất máy uốn sắt Chiho.

Đảm bảo chất lượng phụ tùng và tính tương thích: Khi cần thay thế các phụ tùng, nên sử dụng phụ tùng chính hãng được cung cấp bởi nhà sản xuất máy. Các phụ tùng này được thiết kế đặc biệt để phù hợp với máy, đảm bảo hiệu suất và độ bền cao. Sử dụng phụ tùng không đúng chuẩn hoặc hàng kém chất lượng có thể gây hư hỏng nghiêm trọng và giảm tuổi thọ của máy.

cach-bao-duong-may-uon-dai-sat-hieu-qua | Hướng Dẫn Cách Bảo Dưỡng Máy Uốn Đai Sắt Hiệu Quả Chi Tiết | máy uốn đai sắt, hướng dẫn cách bảo dưỡng máy uốn đai sắt hiệu quả, hướng dẫn cách bảo dưỡng máy uốn đai sắt, cách bảo dưỡng máy uốn đai sắt, cách bảo dưỡng máy uốn đai sắt hiệu quả, cách bảo dưỡng máy uốn đai sắt đúng cách

Tránh sử dụng phụ tùng không rõ nguồn gốc: Các linh kiện không rõ nguồn gốc có thể không đảm bảo được tính tương thích và an toàn khi sử dụng, gây nguy hiểm trong quá trình vận hành máy.

An toàn lao động

Đảm bảo ngắt nguồn điện trước khi bảo dưỡng: An toàn điện luôn là ưu tiên hàng đầu khi thực hiện bảo dưỡng máy móc. Trước khi bắt đầu bất kỳ quy trình bảo dưỡng nào, phải đảm bảo máy đã được ngắt kết nối với nguồn điện hoàn toàn để tránh nguy cơ tai nạn điện giật

Nên sử dụng công cụ bảo hộ: Chúng ta nên sử dụng găng tay, kính bảo vệ và các loại giày bảo hộ để tránh các tai nạn có thể xảy ra. Việc này rất an toàn với người lao động khỏi các rủi ro không mong muốn.

Việc bôi trơn các bộ phận chuyển động và thay thế phụ tùng kịp thời giúp giảm ma sát và áp lực lên động cơ, từ đó đảm bảo máy vận hành trơn tru, nâng cao hiệu suất và độ chính xác trong công việc, tiết kiệm thời gian cho người sử dụng.

Đảm bảo an toàn và tiết kiệm chi phí sửa chữa: Bảo dưỡng thường xuyên ngăn chặn sự cố như chập điện hoặc kẹt máy, bảo vệ an toàn cho người lao động.

Quý khách có thể tham khảo thêm về cách khắc phục lỗi khi vận hành máy bẻ đai sắt tự động

Về Chí Hướng

Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghiệp, Máy bẻ đai sắt cá heo Việt Chiho tự hào là một trong những loại máy không thể thiếu trong bộ đồ nghề của những người làm nghề xây dựng. Chúng tôi tự hào là một trong những đơn vị hàng đầu trong việc cung cấp máy bẻ đai sắt lớn nhất Việt Nam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *