Các Bước Chuẩn Bị Trước Khi Đổ Bê Tông Bạn Nên Biết

cac-buoc-chuan-bi-truoc-khi-do-be-tong

Trong xây dựng, mỗi giai đoạn đều có những yêu cầu kỹ thuật riêng, để đảm bảo công trình được hoàn thành đạt chuẩn cần phải tuân theo những yêu cầu đó. Một trong những công đoạn quan trọng cho việc xây dựng đó là các bước chuẩn bị trước khi đổ bê tông.

Không chỉ riêng trong đổ bê tông mà trong bất kỳ công việc nào giai đoạn chuẩn bị rất quan trọng. Điều này giúp cho công việc được hoàn thành nhanh chóng, tránh những sai sót không đáng có và mang đến một công trình đạt yêu cầu. Vậy đâu là các bước chuẩn bị trước khi đổ bê tông cần lưu ý, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

cac-buoc-chuan-bi-truoc-khi-do-be-tong | bê tông móng mác bao nhiều, quy trình đổ be tông dầm sàn, đổ cột bê tông, làm móng nhà bao lâu, quy trình đổ bê tông móng, đổ móng sau bao lâu thì xây được, đổ be tông cột mác bao nhiêu, kỹ thuật đổ bê tông mái nhà

Tầm quan trọng của công tác kê dầm

Thực tiễn cho thấy, công đoạn kê thép dầm sàn giúp cho phần cốt thép, bê tông được bảo vệ như bản vẽ thiết kế quy định. Vì thế, cần lưu ý cục kê và sắt mũ kê hay còn gọi là chân chó để có một nền móng chắc chắn.

2.1 Cục kê

Cục kê đơn giản là cục bê tông có dây kẽm buộc vào cốt thép, tránh xê dịch và di chuyển. Cục kê đúng kỹ thuật phải là cục bê tông M100 (XM + Cát) có dây kẽm để buộc vào cốt thép. Điều đáng nói là thực tế thi công thường sử dụng viên gạch có kích thước nhỏ điều này là sai kỹ thuật. Kích thước cục gạch khá nhỏ 10x20mm.

Trong quá trình di chuyển hoặc đổ bê tông cục gạch có thể mất vị trí, còn cốt thép rơi xuống sát coffa, sẽ không còn lớp bê tông bảo vệ cốt thép hay lớp bê tông bảo vệ còn rất ít. Chính vì thế, tuyệt đối không dùng gạch để kê sàn, nếu cần có thể sử dụng đá hoa cương thay thế.

2.2 Sắt kê mũ

Sắt kê mũ có tác dụng tạo nên lớp bê tông bảo vệ của sắt mũ chụp theo đúng thiết kế và tạo nên khoảng cách giữa 2 lớp sắt mũ. Trong quá trình xây dựng, rất hiếm khi nhìn thấy được sắt kê mũ ở các công trình nhà ở dân dụng, phần lớn do người thi công chủ quan.

Với những sàn nhỏ, tải trọng tác dụng ít thì có thể không sao cả, nhưng sẽ nguy hiểm đối với các ô sàn lớn vì các vết nứt tại các gối dầm là điều khó tránh khỏi. Việc không sử dụng sắt kê mũ chụp sàn thường dẫn tới trường hợp: lớp thép trên và lớp thép dưới sàn gần như sát nhau khiến cho sự chịu lực của thép sàn không đúng như thiết kế ban đầu có thể dẫn đến nứt sàn hoặc võng sàn.

Các bước chuẩn bị trước khi đổ bê tông

  • Kiểm tra cẩn thận hình dáng, kích thước, các khe hở của khuôn đúc bê tông trước khi bắt đầu đổ bê tông.
  • Kiểm tra cốt thép, sàn thao tác, giàn giáo, chuẩn bị trước ván gỗ để làm sàn, nhất thiết phải đảm bảo an toàn khi đổ bê tông đối với người thi công.
  • Kiểm tra các vật liệu bê tông như: cát , xi măng, đá… đầy đủ để đảm bảo đáp ứng đủ yêu cầu kỹ thuật của công trình.
  • Chuẩn bị và kiểm tra các loại máy đầm bê tông, phát hiện và khắc phục các hỏng hóc nếu xảy ra, nên chuẩn bị sẵn sàng để đầm bê tông ngay sau khi đổ.
  • Nên sử dụng máy đầm bàn khi đổ bê tông sàn mỏng hơn 30cm hoặc dầm sàn.
  • Sử dụng đầm rung, đầm dùi chạy xăng hoặc chạy điện đối với sàn có chiều dày lớn hơn 30cm, các chi tiết bê tông như cột, tường vách.

Nói tóm lại, các bước chuẩn bị trước khi đổ bê tông rất cần thiết và quan trọng, cần được thực hiện nghiêm ngặt. Ngoài ra, công trình cần được theo dõi giám sát thường xuyên đừng nên phó thác mọi trách nhiệm cho chủ đầu tư xây dựng hoặc nhân viên thi công.

Link tham khảo => https://maybedaisatcaheoviet.com/truoc-khi-do-be-tong-san-thi-can-phai-lam-gi.html

Về Chí Hướng

Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghiệp, Máy bẻ đai sắt cá heo Việt Chiho tự hào là một trong những loại máy không thể thiếu trong bộ đồ nghề của những người làm nghề xây dựng. Chúng tôi tự hào là một trong những đơn vị hàng đầu trong việc cung cấp máy bẻ đai sắt lớn nhất Việt Nam

2 thoughts on “Các Bước Chuẩn Bị Trước Khi Đổ Bê Tông Bạn Nên Biết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *