Cách tô tường không bị nứt =>>> Nứt tường hoặc tường nhà mới xây bị nứt dọc là hiện tượng thường gặp trong ngôi nhà của bạn. Nhiều người vẫn nghĩ, chỉ khi ngôi nhà đã xuống cấp vì “quá hạn sử dụng” thì hiện tượng nứt tường mới xảy ra.
Làm cách nào để tô tường không bị nứt?
Trên thực tế cho rằng, hiện tượng nứt tường rất phổ biến, không chỉ là những ngôi nhà cũ mà thậm chí trong các ngôi nhà mới xây vẫn xảy ra, dẫn đến sự lo ngại đáng kể. Cách tô tường nhà không bị nứt là một biện pháp ‘phòng ngừa” hữu ích mà bạn có thể áp dụng.
Cách trát tường không bị nứt không chỉ đem lại cho bạn những cách thi công mà còn mang lại cho bạn những kiến thức bổ ích về tường nhà.
Nhận diện các vết nứt được hình thành từ quá trình tô tường
- – Xuất hiện các vết nứt nhỏ: Quan sát kỹ trên bề mặt tường chúng ta sẽ thấy được những vết nứt rất nhỏ. Sau thời gian thì ngay tại chỗ đó sẽ nứt to ra.
- – Vết nứt không quá sâu: Những vết nứt không quá sâu chúng ta thấy nó bị là nguyên nhân do kỹ thuật tô tường hoặc sụp nền
- – Các vết nứt hình chân chim chia thành nhiều hướng khác nhau: Các vết nứt hình chân chim: có rất nhiều nguyên nhân: tô quá dầy hoặc lúc xây tường bị cong.
Nguyên nhân tại sao tô tường lại dẫn đến nứt nhà?
- Tường không phẳng, các mạch vữa không được miết gọn dẫn đến việc lớp vữa không được tô đều làm co ngót cục bộ và nứt vữa, làm xuất hiện “kẽ hở” khiến nước mưa dễ dàng thẩm thấu qua lớp vữa làm tường nứt nhanh và dễ dàng hơn.
- Chỉ trộn 1 lần (vì công nhân lười) rồi dùng cho thời gian quá dài. Đúng ra trộn đến đâu thì dùng đến đó.
- Thiếu nước khi tô cũng là một nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nứt tường.
- Trộn xi măng (hồ) tô quá nhiều nước
- Cát không đủ tiêu chuẩn: Cát mịn, hàm lượng sét trong các tương đối lớn, trộn quá tay sẽ dẫn đến hiện tượng nứt tường
- Tô quá dầy (>1.5 cm) hoặc bề mặt quá láng là nguyên nhân dẫn đến các vết nứt ở cột. vậy trát tường dày bao nhiêu thì đúng nhất: không mỏng hơn 5mm và không dày hơn 8mm thì được.
- Nhiều khách hàng dùng xi măng mác cao để trát. Nhất là xi măng PCB 40 khi tô tường rất hay bị nứt. Chúng ta nên dùng xi măng mác thấp PCB30.
- Một nguyên nhân trát tường bị nứt nữa là chúng ta thường hay dùng gạch nhẹ xây tường nhưng xây không đúng chuẩn. Bởi vì chất lượng gạch nhẹ kém nên sự giản nhiệt giữa vữa với gạch xây không đồng nhất thì cũng gây nứt.
- Ngoài ra khi tô tường xong không bảo dưỡng tưới nước để dưỡng ẩm thường xuyên, nhất là tường về hướng Tây nhằm giảm sự chênh lệch nhiệt độ tránh nứt trong quá trình tường đông kết. Vì vậy nên tưới nước bảo dưỡng tường xây để có thể tránh tình trạng nứt tường.
Hướng dẫn cách tô tường nhà không bị nứt
Nhà xây bảo lâu thì ổn định hết lún với vấn đề này thì cũng tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố như:
-Kỹ thuật là một trong những bước cơ bản không thể bỏ qua. Cần giữ cho tường được phẳng, các mạch vữa cần được miết gọn để hồ tô được đều mà không bị vón thành cục.
-Nên xử lý kỹ lớp hồ cũ dọc theo các vết nứt, tạo đủ độ ẩm bằng cách cung cấp đủ lượng nước cần thiết và tô lại bằng vửa , xi măng già và cát mịn. Cần đảm bảo lớp hồ tô nên được để tối thiểu là 7 ngày mới tiếp tục thao tác chà, trét và sơn nước.
-Dùng hồ tô mác thấp (khoảng M50), không quá min, chọn cát có hạt loại nhỏ, ít lẫn sét.
-Nên chọn và sử dụng xi măng xây tô chuyên dùng: có các chất phụ gia tạo độ dẻo, và làm giảm tốc độ đông cứng.
-Nên thường xuyên tưới ẩm tường sau xây khoảng từ 4 đến 5 ngày.
-Nên sử dụng các công cụ chuyên dùng để tạo được lớp măng tô phù hợp, không quá dày hoặc quá mỏng.
Để ngôi nhà của bạn đẹp hơn, nên cân nhắc chọn ra cách xử lý phù hợp cho ngôi nhà của bạn. Hy vọng những chia sẻ của cơ khí tự động CHIHO về cách tô tường nhà không bị nứt sẽ mang đến cho bạn những thông tin bổ ích.
Với những thông tin trên thì chúng ta biết được cách kiểm tra tường trát sau khi tô xong sẻ hạn chế bị nứt. Đồng thời chúng ta cũng nắm bắt được cách bảo dưỡng tường trát một cách tốt nhất.
Xin cảm ơn add đã share bài viết hay.
Ngoài cách trên ra thì còn cách nào tô tường không bị nứt không ạ?
Bạn có thể tham khảo thêm =>>> https://maybedaisatcaheoviet.com/cach-to-tuong-khong-bi-nut-nguyen-nhan-va-cach-khac-phuc.html