Rất nhiều thợ xây hoặc gia chủ đều thắc mắc việc đổ bê tông xong bị ngập nước có sao không? Và vấn đề này có ảnh hưởng đến chất lượng công trình không?
Đổ bê tông xong bị ngập nước có sao không?
Ngập nước khi đổ bê tông có thể xảy ra khi công trình thi công tại vị trí có mạch nước ngầm hoặc gặp phải cơn mưa lớn sau khi vừa hoàn thành công trình. Vậy phải làm sao khi đổ bê tông xong bị ngập nước có sao không? Và cách xử lý tình trạng này như thế nào sao cho nhanh chóng và kịp thời nhất.

Đổ bê tông và một số vấn vấn đề cần lưu ý khi đổ bê tông
Đổ bê tông là hạng mục quan trọng, cần sở hữu kết cấu chịu lực cao để chống đỡ toàn bộ lực của ngôi nhà. Mà nếu muốn làm được điều này, cần tránh bị ngập nước khi vừa đổ bê tông xong.
Bởi vì khi hoàn thành, nếu đổ bê tông xong bị ngập nước thì sẽ khiến chất lượng bê tông giảm, thậm chí xảy ra nhiều hệ lụy xấu. Trong đó, điển hình nhất là nước sẽ phá vỡ cấu trúc vật liệu của bê tông, khiến thời gian kết dính xi măng chậm và thiết kế bê tông không đúng theo bản vẽ ban đầu.
Chính vì thế, nếu đổ bê tông xong bị ngập nước cần xử lý kịp thời, nhanh chóng và dứt khoát để giảm thiểu tác hại xấu xảy ra với công trình.

Cách xử lý tình trạng khi đổ bê tông xong bị ngập nước
Nhận thấy mức độ ảnh hưởng xấu của tình trạng này, sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn phương pháp xử lý khi đổ bê tông xong bị ngập nước một cách nhanh chóng và chính xác.
=>>> Phản hồi bản vẽ thiết kế móng
Trong thực tế, phần lớn các công trình đều được thuê đơn vị thiết kế, thi công chuyên nghiệp. Vì vậy, khi đang thi công xảy ra tình huống này. Hãy liên hệ trực tiếp với kỹ sư công trình sớm nhất, để họ có thể kịp thời điều chỉnh bản vẽ thiết kế sao cho phù hợp với nền địa chất hiện tại, nhằm hỗ trợ quá trình thi công diễn ra đảm bảo, chính xác với thông số và đúng tiến độ công trình.
Xử lý trực tiếp bê tông bị ngập nước
Hãy xây dựng hệ thống mương, hố thoát nước cho phần bê tông bị ngập. Lưu ý đào rộng ra xung quanh, mỗi bên tối thiểu 30cm rồi làm mương và một đế móng khoảng 20cm hoặc tùy theo công suất máy bơm.

Sau đó đưa họng hút của máy bơm vào hố thu bơm liên tục cho đến khi đổ móng xong lấp đất luôn. Đặc biệt, cần đảm bảo phần móng không bị ngập quá 2 giờ đồng hồ tính từ thời điểm thi công.
Đây được đánh giá là phương pháp vô cùng hiệu quả, hạn chế nước làm ướt đế móng mà chạy theo mương đi về hố thu và bơm hết nước không bị tràn làn lên bề mặt.
Tuy nhiên, nếu bơm hút trực tiếp sẽ khiến phần đất ở đáy móng hay bờ vách sạt lở, trôi theo nước. Vì vậy cần đặt đầu vòi hút trong ống có đường kính từ 40 đến 60cm từ sành hoặc bê tông. Còn trường hợp bị cát lẫn vào đất đào móng thì hãy rải dưới đáy hố tụ nước một lớp sỏi nhỏ, nhằm hạn chế cát lọt vào gây tắc ống hút của máy bơm.
Để thi công một ngôi nhà kiên cố, đảm bảo chất lượng của toàn bộ quá trình xây dựng, từ khâu thiết kế đến thành phẩm. Hy vọng bài biết này giải thích cho bạn thông tin cụ thể và chính xác về việc đổ bê tông xong bị ngập nước có sao không, đồng thời biết cách xử lý kịp thời tình huống này.
Các bạn có thể tham khảo về các bước chuẩn bị trước khi đổ bê tông chi tiết nhất
Bài viết tuyệt vời lắm
Bài viết giúp cho mình nhiều lắm, xin cảm ơn
Cảm ơn anh Thanh đã xem bài viết của máy bẻ đai sắt chiho share